1/  Ô dù Poly, dù Poly, dù cầm tay Poly, ô cầm tay Poly, dù cầm tay cho nàng sao Song Tử

2/ Dù Poly in logo, dù Poly quảng cáo, dù cầm tay Poly quảng cáo, dù Poly khúc in logo làm quảng cáo - Dù Cầm Tay CITIBANK

3/ Ô dù Poly, ô dù cầm tay Poly, ô dù Poly giá gốc, ô dù Poly in logo, in logo lên ô dù Poly để làm quảng cáo, ô dù Poly giá rẻ tại tphcm, dù quảng cáo Poly - dù cầm tay Đạm Cà Mau

4/ Dù Poly, dù xếp 3, dù Poly khúc, dù gập 3 khúc in logo theo yêu cầu, sản xuất dù, đặt dù Poly cầm tay theo yêu cầu, dù cầm tay kèo poly - dù Mở Ngược – Ô Dù Cầm Tay Gấp Ngược Tiện Dụng Giá Rẻ

5/ Dù cầm tay Poly in logo làm quà tặng, dù Poly làm quà tặng cao cấp, dù Poly làm quảng cáo, dù quảng cao Poly - dù cầm tay hình cánh hoa

6/ Dù cầm tay Poly, ô dù cầm tay Poly, dù Poly làm quảng cáo, dù Poly in logo giá rẻ, dù Poly tại tphcm, ô dù cầm tay Poly giá gốc, Ô Dù Việt, dù quảng cáo là gì? - dù cầm tay kèo poly cao cấp

7/ Dù Poly cầm tay, ô Poly cầm tay, ô dù Poly , gập 3 cầm tay in logo quảng cáo, in logo lên dù , in logo trên ô dù Poly theo yêu cầu làm quảng cáo, thiết Kế Ô Dù Quảng Cáo - Dù cầm tay gấp 2 bán kính 60cm

8/ ô dù Poly, dù Poly, dù xếp 3, ô dù cầm tay Poly, dù cầm tay Poly, dù Poly quà tặng, dù Poly quảng cáo, dù Poly in logo, dù Poly cao cấp, dù Poly in logo quảng cáo, dù Poly cầm tay, ô Poly cầm tay, ô dù Poly cầm tay , dù quảng cáo phù hợp cho ngành nghề nào - Dù Cầm Tay Loại Lớn Là Loại Ô Dù Nào? Những Mẫu Đẹp

9/ Ô dù Việt, Ô dù giá gốc, cung cấp ô dù giá gốc Poly, dù Poly in logo, ô Poly in logo, dù Poly quảng cáo, ô dù Poly làm quảng cáo, dù xếp 3 khúc, ô xếp 3 khúc, ô dù xếp 3 khúc gập 10 khúc in logo làm hàng khuyến mãi, giá gốc, giá sỉ, bán tại xưởng, xuất khẩu, nhập khẩu trực tiếp, dù siêu bền, mạnh mẽ và dễ đổi màu - Dù cầm tay Onsen

10/ Ô dù Việt chuyên cung cấp ô dù Poly giá gốc, dù cầm tay phát nhạc khi mưa

11/ Dù poly, ô poly, ô dù poly giá gốc - dù cầm tay quảng cáo

 

Kỹ thuật in lưới sản xuất ô dù cầm tay như thế nào?

Ngày nay quà tặng là chiếc ô dù cầm tay đẹp đã trở nên phổ biến. Trên những lá ô thường được in ấn thương hiệu (hình ảnh, slogan, màu sắc,…) để quảng bá.

Kỹ thuật in lưới sản xuất ô dù cầm tay như thế nào?

Trong sản xuất ô dù cầm tay quảng cáo thường sử dụng 2 phương pháp in: in lưới (in lụa)in chuyển nhiệt. Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về 2 kỹ thuật trên và áp dụng trong từng trường hợp sản xuất ô dù cầm tay quảng cáo tại TTA GROUP với thương hiệu sản phẩm Ô đẹp, dù đẹp, ô dù đẹp, Ô Dù Việt – Ô Dù Giá Gốc.

Trong bài này Ô đẹp, dù đẹp, ô dù đẹp, Ô Dù Việt – Ô Dù Giá Gốc sẽ giới thiệu về kỹ thuật in lụa hay còn gọi là in lưới.

  • Giới thiệu chung

Đây là một phương pháp in đã có từ lâu đời. In lưới hay in lụa là một dạng kỹ thuật in dựa trên nguyên lý mực thấm qua lưới hình ảnh sẽ được in lên bề mặt vật liệu bởi trước đó một số mắt lưới in đã được bịt kín bằng hóa chất.

lụa hay còn gọi là in lưới.

Trong in lưới sẽ sử dụng một khung gỗ sau đó căng một tấm lụa mỏng như khun-g thêu lên bề mặt khung (Do đó có tên gọi là phương pháp in lụa) và sau này đã có một số vật liệu khác có thể thay thế như vải bông, vải sợi, lưới kim loại nên cách gọi chung là kỹ thuật in lưới.

Ngày nay khuôn in dành cho in lưới được thao tác trên máy tính sau đó in trên giấy decal hoặc in dưới dạng film âm hoặc dương bản tùy theo mục đích sử dụng.
Ngoài khung lưới, một dụng cụ không thể thiếu khi thực hiện kỹ thuật in này là một vật liệu dạng tấm không thấm mực dùng để kéo lụa gọi là “dao”. Dao gạt mực in là công cụ dùng để đẩy, phết mực màu khiến mực thấm qua lưới in, chuyển mực lên sản phẩm cần in.

Quá trình thực hiện in có thể thủ công hoặc bằng máy nhưng cho dù theo phương pháp nào thì yêu cầu quan trọng nhất đối với bàn in là phẳng, chắc và có độ đàn hồi nhất định để khuôn in có thể tiếp xúc đều với mặt sản phẩm in.

Lịch sử của in lưới

Mô phỏng quá trình in lưới

In lưới được Châu Âu sử dụng vào đầu thế kỷ 20 (năm 1925) với việc in trên giấy, bìa, thuỷ tinh, tấm kim loại, vải giả da… Tuy nhiên, hơn 1.000 năm trước người ta đã phát minh ra sợi tơ khi kéo căng trên một khung gỗ, với hình ảnh khuôn tô gắn phía dưới khung bằng keo hồ có thể dùng để sao chép các hình ảnh nhiều lần trên nhiều vật liệu khác nhau bằng cách phết mực xuyên qua các lỗ tròn khuôn tụ.

Mô phỏng quá trình in lưới

Tại Pháp và Đức trong khoảng thập niên 1870 đã sử dụng vải tơ làm lưới in. Sau đó tại Anh, vào năm 1907, Samuel Simon đã sáng chế ra quá trình làm lưới bằng các sợi tơ và năm 1914, tại San Francisco, California, Mỹ phương pháp in lưới nhiều màu được sử dụng theo sáng chế của John Pilsworth.

Khi thực hiện in có thể thủ công hoặc bằng máy nhưng cho dù theo phương pháp nào thì yêu cầu quan trọng nhất đối với bàn in là phẳng, chắc và có độ đàn hồi nhất định để khuôn in có thể tiếp xúc đều với mặt sản phẩm in.

– Cho giấy in nằm bên dưới bản, bản đặt lên trên cùng chiều với bản in thật.

– Cho mực tùy từng chất liệu cần in, lượng vừa phải sau đó dùng dao kéo nháp thử cho đều tay.

– Thực hiện tiếp cho đến khi có bản in như ý.

– Phơi bản in cho khô trên giá phơi.

Thao tác cơ bản trong in lưới

– Dựa theo cách sử dụng khuôn in phân chia in lưới thành: In lụa trên bàn in thủ công; In lụa trên bàn in có cơ khí hóa một số thao tác; In lụa trên máy in tự động.

– Theo hình dạng khuôn in, có thể phân làm hai loại: In dùng khuôn lưới phẳng; In dùng khuôn lưới tròn kiểu thùng quay.

– Theo phương pháp in, có thể phân thành: In trực tiếp (là kiểu in trên sản phẩm có màu nền trắng hoặc màu nhạt, màu nền không ảnh hưởng đến màu in); In phá gắn (là kiểu in trên sản phẩm có nền màu, mực in phải phá được màu của nền và gắn được màu cần in lên sản phẩm); In dự phòng (là in trên sản phẩm có màu nhưng không thể dùng kiểu in phá gắn được).

Quy trình kỹ thuật in lụa bao gồm những công đoạn chính như sau: làm khuôn in; chế tạo bàn in, dao gạt; pha chế chất tạo màu, hồ in; và in.

Quy trình sản xuất lưới và in

1- Làm khuôn in

Khuôn in làm bằng gỗ hay kim loại, trên đó được căng tấm lưới đã tạo những lỗ trống để mực in có thể chảy qua trong quá trình in. Quá trình tạo những lỗ trống được gọi là “chuyển hình ảnh cần in” lên khuôn lưới.

Khi mới có in lưới người ta thường dùng phương pháp chuyển trực tiếp bằng cách vẽ lên lớp nến trắng, vẽ trên lớp đất sét hay vẽ lên lớp dầu bóng nhưng về sau người ta thường dùng phương pháp gián tiếp như vẽ trên giấy nến, ngày nay đa số đều dùng phương pháp cảm quang. Các cách thức thực hiện làm khuôn như sau:

Cách 1: Vẽ trên lớp nến trắng (tạo lỗ trống của lưới in bằng cách dùng bút gỗ hoặc tre khắc hoa văn lên một tấm lưới đã được nhúng vào dung môi nến nóng chảy và làm nguội).

Cách 2: Vẽ trên lớp đất sét (tạo lỗ trống của lưới in bằng cách dùng bút gỗ, tre hoặc kim nhọn khắc, đục lỗ theo hình dạng hoa văn trên một tấm lưới đã được nhúng vào hồ đất sét đã làm khô).

Làm khuôn in

Cách 3; Vẽ trên lớp dầu bóng (tạo lỗ trống của lưới in bằng cách dùng bút lông vẽ hình dạng hoa văn trên một tấm lưới đã được quét một lớp dầu bóng và làm khô. Sau khi vẽ nhiều lần sẽ tạo những lỗ trống cần thiết trên bề mặt lưới).

Cách 4: Vẽ trên giấy nến (phương pháp gián tiếp để tạo những lỗ trống trên bề mặt lưới in. Dùng dao “khắc” hình trên giấy nến để tạo những khoảng trống cần thiết, úp mặt giấy nến đã khắc lên lưới và dùng bản ủi làm nóng chảy nến. Sau khi để nguội, những chỗ không cần thiết sẽ được nến bít lại).

Cách 5: Dùng cảm quang (là phương pháp hiện đại ngày nay dùng trong việc chế tạo bản in. Với phương pháp này có thể sao chép lại các tác phẩm nghệ thuật mà vẫn giữ được tính chân thực về đường nét của nó).

in lưới, in lụa trên ô dù

Ngày nay, những bản in được họa sĩ vẽ mẫu thiết kế, thiết kế trên máy tính hoặc tách màu từ một tấm ảnh trên máy tính rồi in ra trên giấy can, mỗi màu được tách sẽ làm một phim tương ứng, phim sau đó được chuyển tải lên tấm lưới. Thao tác đó gọi là chụp bản. Việc chụp bản được tiến hành trong buồng tối, phim đặt lên bản lưới cùng chiều với mẫu in thật, rọi đèn. Ánh sáng của đèn sẽ xuyên qua phim và đập lên lưới. Vì lưới trước đó đã được quét phủ dung dịch cảm quang nên chỉ những chỗ không bị cản bởi mực sẽ đóng rắn dưới tác dụng ánh sáng. Khi mang bản đi rửa, những chỗ không bị chiếu sáng sẽ bị rửa trôi tạo thành những khoảng trống, khi in mực in sẽ lọt qua những chỗ trống này và bắt vào sản phẩm cần in.

Công việc lựa chọn lưới in đóng vai trò quyết định đến chất lượng in ấn, nhất là độ mịn độ nét của hình ảnh cần in. Các thông số quan trong của lưới là độ mịn của lưới, tỷ lệ đường kính sợi lưới và chiều rộng mắt lưới.

(Lưới ký hiệu T40 hay N40 có nghĩa là lưới này có 40 sợi/cm và 1.600lỗ/cm2. Cách chọn lưới khi in cũng rất quan trọng, thông thường sẽ chọn in trên giấy, thông thường chọn lưới có ký hiệu T90 – T140; khi in bao bì PVC chọn là T120-T180; khi in vải chọn là T30-T100…)

Dung dịch cảm quang thường dùng trong in lưới theo Cách 5 đó là dung dịch keo Crom-Gelatin hoặc dung dịch Crom-PVA.

cách in lưới trên ô dù

2- Bàn in, dao gạt

– Bàn in: làm bằng kim loại hoặc gỗ. Bàn in quyết định nhiều đến việc đảm bảo nét in được in chính xác, đều và đạt độ nét cao. Yêu cầu quan trọng nhất đối với bàn in là phẳng, chắc và có độ đàn hồi nhất định để khuôn in có thể tiếp xúc đều với mặt sản phẩm in. Bàn in có thể nằm ngang hay nghiêng góc để người thợ thao tác dễ dàng hơn.

– Dao gạt hồ in: là công cụ dùng để đẩy, phết mực màu khiến mực thấm qua lưới in, chuyển mực lên sản phẩm cần in. Gọi là dao theo thuật ngữ của thợ nhưng nó có thể làm bằng bọt biển, con lăn cao su hay đơn giản là một miếng gạt cao su.

3- Chất nhuộm màu và hồ in

Chất nhuộm màu và hồ in

 

– Chất nhuộm màu trong in lụa là những hợp chất mà khi tiếp xúc với vật liệu khác thì có khả năng bắt màu và giữ màu trên vật liệu bằng các lực liên kết lý học hay hoá học. In lụa thường sử dụng các chất tạo màu là các hợp chất màu hữu cơ. Có thể phân làm hai loại tan (thuốc nhuộm trực tiếp, thuốc nhuộm axit, thuốc nhuộm hoạt tính, thuốc nhuôm bazo-cation…) và không tan trong nước (thuốc nhuộm hoàn nguyên không tan, thuốc nhuộm lưu huỳnh, pigmen, thuốc nhuộm azo không tan…)

– Hồ in sau khi pha trộn với thuốc nhuộm được gọi là mực in, sau khi in sẽ được gắn vào sản phẩm cần in. Tuỳ loại nhóm vật liệu cần in phải có những công thức pha chế khác nhau. Nhóm vật liệu in được phân các loại sau: vật liệu xenlulo, vật liệu tơ tằm, len; sợi hoá học và xơ tổng hợp; nhựa; gốm sứ; kim loại; thuỷ tinh…

Hồ in phải đáp ứng những yêu cầu sau:

  • Phải đồng nhất về thành phần và lượng màu thích hợp để đạt cường độ màu mong muốn.
  • Độ đặc, đột nhớt, độ dính phải bảo đảm để dính được vào vật liệu in và cho hoạ tiết sắc nét.
  • Hồ phải tương đối bền khi bảo quản.
  • Một số hồ in cho vải cần có tính dễ trương nở khi hấp để “nhả” thuốc nhuộm cho vải.
  • Không chứa các chất có thể làm hại lưới in.
  • In ấn
  • Một số sản phẩm của Ô đẹp

Định vị khuôn in lên bàn in->vật liệu cần in đặt dưới lưới in -> cho mực in thích hợp với một lượng cần thiết vào khuôn in -> dùng dao gạt để mực thấm qua lưới và ăn vào sản phẩm cần in. Chú ý: điều chỉnh lượng mực in, tốc độ gạt để đạt kết quả tốt nhất. Có thể sấy, hấp, gia nhiệt khô, hiện màu ướt hay âm ép, cuộn tủ lạnh sản phẩm in tùy theo từng loại mực và vật liệu in.

Một số sản phẩm của Ô đẹp, dù đẹp, ô dù đẹp, Ô Dù Việt – Ô Dù Giá Gốc dùng kỹ thuật in lưới tham khảo tại đây

Quay lại trang đầu.