Ô đẹp, dù đẹp, ô dù đẹp, Ô Dù Việt – Ô Dù Giá Gốc giới thiệu quy trình 7 bước đơn giản
để sản xuất ô cầm tay
Ô cầm tay xuất hiện cách đây trên 3.500 năm. Khi mới xuất hiện nó chỉ có cấu tạo hết sức đơn giản gồm một thân cột là tay cầm và những kèo ghép nối với thân và nan để ghép vải, giấy vào. Chính vì vậy kỹ thuật và các công đoạn sản xuất ra nó cũng hết sức đơn giản. Tuy nhiên, qua quá trình phát triển của khoa học kỹ thuật thì công nghệ sản xuất chiếc ô cầm tay cũng phức tạp theo và số công đoạn để làm ra một chiếc ô cầm tay cũng nhiều lên.
Ô cầm tay truyền thống Nhật Bản
Trong bài viết này Ô đẹp, dù đẹp, ô dù đẹp, Ô Dù Việt – Ô Dù Giá Gốc xin giới thiệu với Quý khách những công đoạn tiêu chuẩn để sản xuất chiếc ô cầm tay.
Để sản xuất ra một chiếc ô sẽ gồm các công đơn cơ bản như sau:
1- Chuẩn bị nguyên liệu
2- Làm khuôn mẫu cho lá ô
3- Cắt vải
4- In ấn
5- Ghép lá ô (may ô)
6- Hoàn thiện
7- Kiểm tra sản phẩm và xuất xưởng
Chuẩn bị nguyên liệu
Đây là khâu đầu tiên và quyết định các khâu sau. Chuẩn bị nguyên liệu gồm:
- Lựa chọn loại khung kèo: Đây là bước quan trọng để quyết định xây dựng khuôn mẫu để cắt vải. Ở bước này tùy theo nhu cầu của khách hàng theo đơn đặt hàng để lựa chọn loại
- khung kèo (ô cán thẳng, ô gập đôi, ô gập 3,…).
Chọn nguyên liệu để làm ô cầm tay
- Lựa chọn chất liệu và màu vải: vải có nhiều loại, Quý khách có thể tham khảo trong bài viết theo đường dẫn này mà Ô đẹp, dù đẹp, ô dù đẹp, Ô Dù Việt – Ô Dù Giá Gốc đã giới thiệu để biết về các loại vải thường dùng làm ô cầm tay. Thông thường hay sử dụng loại vải pongee cho những mẫu ô cầm tay gập đôi hay gập 3, loại vải polyester thường dùng cho ô cầm tay thẳng.
-
- Vải pongee - Sản phẩm làm từ vải pongee
Vải polyester
Làm khuôn mẫu cho lá ô (hay còn gọi là làm dưỡng)
Khi một mẫu ô mới được đưa vào sản xuất thì cần phải làm mẫu khuôn để cắt vải cho ô. Thông thường là sử dụng giấy bìa cứng đo diện tích của một lá ô theo mẫu khuôn. Bước này cần người có bộ óc hình dung tốt, có khả năng vẽ mẫu sản phẩm và độ khéo tay. Bước này có ý nghĩa quyết định đến việc chiếc ô khi căng vải lên có đẹp hay không. Nếu mẫu làm không chính xác thì ô có thể bị căng quá hoặc trùng (dúm, nhăm).
Sau đó sẽ sử dụng các lá bìa này để cắt vải. Khuôn bằng bìa cũng là mẫu để làm khuôn bằng gỗ hoặc chất liệu nào đó phù hợp.
Cắt vải
Đây là khâu cần đến kỹ thuật, độ sắc của dụng cụ cắt (dao/máy cắt). Có thể sử dụng máy để cắt vải chuyên dụng hoặc phương pháp cắt thủ công là dùng dao và cắt tay. Theo kinh nghiệm của Ô đẹp, dù đẹp, ô dù đẹp, Ô Dù Việt – Ô Dù Giá Gốc, việc cắt bằng tay (thủ công) trong trường hợp cắt lá ô cho tốc độ nhanh hơn cắt bằng máy. Lý do là đường cắt có uốn cong và khi cắt rất cần sự cố định của vải cắt, hơn nữa khi sử dụng cắt thủ công di chuyển khuôn cắt nhanh hơn.
In ấn
In trên vải làm ô cầm tay
Trong khâu in ấn, việc pha mầu là tối quan trọng. Tại Ô đẹp, dù đẹp, ô dù đẹp, Ô Dù Việt – Ô Dù Giá Gốc có sử dụng công nghệ pha màu hiện tại dùng phần mềm để pha màu trước sau đó cho các chất phụ gia để chống bay màu sơn. Các kỹ thuật viên sau đó tiến hành in trên các lá ô. Để có hình ảnh đẹp, bộ phận in cần có kỹ thuật tốt từ pha chế màu, vận hành máy và in.
Ghép lá ô (may ô)
Đây là công đoạn của các thợ may khéo tay. Công việc này thực hiện việc ghép các lá ô lại với nhau.
Hoàn thiện
Đây là khâu thứ 6 trong 7 khâu để hoàn thiện một sản phẩm ô cầm tay. Trong công đoạn này gồm các việc: vào chân ô, bắn đinh giữ lá ô (một kỹ thuật mới để tăng năng suất lao động, chỉ có Ô đẹp, dù đẹp, ô dù đẹp, Ô Dù Việt – Ô Dù Giá Gốc sử dụng), lắp cán,…
Kiểm tra và cho xuất xưởng
Là khâu cuối cùng nhưng rất quan trọng. Tại Ô đẹp, dù đẹp, ô dù đẹp, Ô Dù Việt – Ô Dù Giá Gốc nếu sản phẩm có bất cứ lỗi nhỉ nào (chưa cắt chỉ, vít bắt không chắc,… đều phải loại ra để xử lý.
Kiểm tra sản phẩm